Giới thiệu hiện trạng điện gió hiện nay (30/11/2015)
Xuất phát từ nhu cầu về năng lượng toàn cầu, các tiến bộ khoa học và công nghệ, cũng như các ưu đãi của chính phủ các nước trên thế giới đang mở rộng cánh cửa cho năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng. Ở nhiều nước trên thế giới, năng lượng gió có khả năng cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn và đóng góp đáng kể trong việc giảm rủi ro trong danh mục đầu tư của ngành năng lượng. Chính sách hiện nay của các quốc gia trên thế giới tạo ra một động lực mới cho sự phát triển của năng lượng gió, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong ngành sản xuất điện.
Một vài thập kỷ trở lại đây năng lượng gió đang là nguồn năng lượng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các nguồn năng lượng. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đối với việc lắp đặt tua-bin gió là khoảng 30% trong 10 năm qua [1, 2]. Vào cuối năm 2014, công suất phát điện của các nhà máy điện gió toàn cầu tăng lên đến 369.553 MW từ 47.620 MW vào năm 2004 (Hình 1). Đến cuối năm 2020, dự kiến con số này sẽ tăng lên hơn 1.260.000 MW, đủ cho 12% tiêu thụ điện của thế giới [3, 4]. Các quốc gia có tổng công suất lắp đặt cao nhất là Đức (20.622 MW), Tây Ban Nha (11.615 MW), Mỹ (11.603 MW), Ấn Độ (6270 MW) và Đan Mạch (3136 MW). Theo như báo cáo Hội đồng năng lượng gió toàn cầu [2], châu Âu tiếp tục dẫn đầu thị trường với 48.545 MW của công suất lắp đặt vào cuối năm 2006, bằng với 65% của thế giới. Các hiệp hội năng lượng gió châu Âu cũng đặt mục tiêu đáp ứng 23% nhu cầu về điện của châu Âu bằng năng lượng gió vào năm 2030. Những con số đó đã chỉ ra rằng, thị trường toàn cầu cho năng lượng điện được sản xuất bởi máy phát điện tuabin gió đã tăng trưởng đều đặn, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ điện-gió, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường điện.
Hình 2‑1: Thống kê về công suất lắp đặt nhà máy gió 1997-2014
Khoa CN Năng lượng