Khảo sát hiện trạng sử dụng năng lượng (28/09/2015)

Xã hội càng phát triển, đời sống con người ngày càng được cải thiện nâng cao, nhu cầu sử dụng năng lượng cho công nghệp và dân dụng cũng ngày càng tăng mạnh. 

Phần 1: Hiện trạng sử dụng các nguồn năng lượng

Xã hội càng phát triển, đời sống con người ngày càng được cải thiện nâng cao, nhu cầu sử dụng năng lượng cho công nghệp và dân dụng cũng ngày càng tăng mạnh. Bảng dưới đây là số liệu thống kê của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) về các lĩnh vực sử dụng năng lượng của thế giới trong năm 2000 và 2008.

Bảng 1. Các lĩnh vực tiêu thụ năng lượng (nguồn: IEA 2010)

Lĩnh vực

Lượng tiêu thụ trong năm (TW.h)

Tỉ lệ (%)

2000

2008

2000

2008

Công nghiệp

21733

27273

26,5

27,8

Giao thông

22563

26742

27,5

27,3

Dân dụng và dịch vụ

30555

35319

37,3

36,0

Phi năng lượng

7119

8688

8,7

8,9

Tổng cộng

81970

98022

100

100

 

 

Nếu so sánh giữa hai mốc thời gian là năm 1973 và 2012 thì mức tiêu thụ năng lượng của thế giới đã tăng lên rất nhiều. Các số liệu thống kê của IEA được trình bày trong bảng dưới đây minh họa rõ thêm về điều này.

Bảng 2. Tiêu thụ năng lượng của thế giới năm 1973 và 2012 (nguồn: IEA 2014)

(1 Mtoe = 107 Gcal = 11630 GW.h)

Loại năng lượng

Năm 1973

Năm 2012

Lượng tiêu thụ

Tỉ lệ (%)

Lượng tiêu thụ

Tỉ lệ (%)

Mtoe

GW.h

Mtoe

GW.h

Điện

439,168

5107524

9,4

1625,199

18901064

18,1

Than

640,064

7443944

13,7

906,879

10547003

10,1

Dầu

2251,904

26189644

48,2

3654,453

42501288

40,7

Khí thiên nhiên

654,080

7606950

14,0

1364,808

15872717

15,2

Sinh khối và phế thải

612,032

7117932

13,1

1113,396

12948795

12,4

Khác

74,752

869366

1,6

314,265

3654902

3,5

Tổng cộng

4672

54335360

100

8979

104425770

100

 

  Theo các số liệu thống kê ở trên, năng lượng được thế giới sử dụng chủ yếu là từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt). Để sử dụng các nguồn nhiên liệu này cần phải đốt cháy chúng và kết quả là thải ra môi trường các khí tạo nên hiệu ứng nhà kính (chủ yếu là CO2). Theo số liệu công bố của IEA, phát thải CO2 của thế giới đã tăng lên rất nhiều kể từ năm 1973 đến 2012.

Bảng 3. Phát thải CO2 của thế giới (đơn vị: triệu tấn)

Nguồn phát thải

Năm 1973

Năm 2012

Lượng phát thải

Tỉ lệ (%)

Lượng phát thải

Tỉ lệ (%)

Than

5471,550

35,0

13931,226

43,9

Dầu

7910,298

50,6

11202,102

35,3

Khí thiên nhiên

2251,152

14,4

6442,002

20,3

Khác

0

0

158,670

0,5

Tổng cộng

15633

100

31734

100

      Hình ảnh dưới đây cho chúng ta thấy được lượng khí phát thải của các vùng và khu vực trên thế giới (nguồn: IEA 2014).

Hinh1_NL MT_Uy.png

Hình 1. Phát thải CO2 phân theo vùng từ 1971 đến 2012 (đơn vị: triệu tấn)

Theo số liệu công bố của IEA, Việt Nam với dân số xấp xỉ 90 triệu, tiêu thụ gần 65 Mtoe (65 triệu tấn dầu quy đổi) và cũng đóng góp vào khoảng 143 triệu tấn phát thải CO2 hàng năm.

Như vậy, tiêu thụ năng lượng hàng năm của thế giới là rất lớn và vẫn có xu hướng gia tăng. Trong khi đó nguồn năng lượng hóa thạch không tái tạo được nên ngày càng cạn kiệt. Đồng thời, như chúng ta đã biết, việc sử dụng năng lượng hóa thạch làm phát thải CO­2 và các khí độc hại NOx, SOx gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu là vấn đề đã và đang gây ra nhiều thảm họa trên toàn thế giới. Để giải bài toán về năng lượng và phát triển, các quốc gia trên thế giới cần phải có các kế hoạch và hành động cụ thể. Riêng Việt Nam, ngày 27/12/2007, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050. Trong chiến lược này, vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng được đề cao cùng với đó là việc phát triển sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời.

Phần 2: Năng lượng mặt trời - Năng lượng của tương lai

Nguyễn Quốc Uy