THỰC TẬP PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ

THỰC TẬP PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC CỦA SINH VIÊN NGÀNH

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ

 

Thực tập là nội dung không thể thiếu trong chương trình học của sinh viên trường Đại học Điện lực. Hoạt động này giúp sinh viên nắm chắc hơn phần kiến thức lý thuyết đã được trang bị trước đó, mặt khác cũng giúp các em có kinh nghiệm thực tế cho công việc sau này.

Để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên, trường Đại học Điện lực đã mở rộng hợp tác, liên kết với các đơn vị nghiên cứu, các cơ sở sản xuất để các em sinh viên có môi trường thực tập chuyên nghiệp nhất. Viện Hóa Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng là một đơn vị hợp tác uy tín đã rất nhiệt tình hỗ trợ nhà trường trong công tác đào tạo sinh viên.

Đợt thực tập lấy mẫu nước thực địa để phân tích của lớp D8QLMT với sự giúp đỡ của phòng Hóa Môi Trường, Viện Hóa Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên diễn ra vào đầu thu đã diễn ra rất thành công, ngoài những gặt hái về mặt chuyên môn các bạn sinh viên đã được rèn luyện thêm các kỹ năng công việc, khả năng làm việc theo nhóm…

Công việc lần này là phân tích mẫu nước sông Hồng. Vì điểm lấy mẫu cần đại diện được môi trường nước Sông Hồng, và điểm lấy mẫu có tính chất ổn định, được xác định dựa vào khả năng tự làm sạch của Sông Hồng nên các bạn sinh viên đã chọn điểm lấy mẫu là chân Cầu Chương Dương và có tọa độ 21o02’20’’N, 105o51’53’’E

Hinh 1 d8qlmt.png

Hình 1. Tại điểm lấy mẫu trên thuyền

 

Công việc của các bạn sinh viên là đánh giá chất lượng nước của Sông Hồng đoạn chảy qua cầu Chương Dương, biết được hàm lượng của một số chỉ tiêu quan trọng trong nước Sông Hồng, để từ đó nhận xét và đưa đánh giá về những chỉ tiêu đó, đồng thời có kết luận tổng quát về chất lượng Sông Hồng tại thời điểm ngiên cứu. Xác định các chỉ tiêu có nằm trong tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt hay không. 

Để thực hiện tốt nội dung đó các bạn đã lấy mẫu ở độ sâu sao cho ngập bình lấy mẫu trong nước Sông Hồng, sau đó nước chứa trong thiết bị lấy mẫu được rót sang các chai đựng mẫu thích hợp, xử lý sơ bộ và bảo quản mẫu. Các bạn cũng thực hiện đo đạc thực địa các chỉ tiêu hóa lý bằng các thiết bị đo chuyên dụng. Công việc này được tiến hành với ba mẫu nước được lấy trong 3 ngày liên tiếp 21, 22, 23/8/2017 với hai loại máy đã chuẩn bị.

Hình 3d8qlmt.png

 

Hình 2. Máy EXTECH EC500                                            Hình 3. Máy WQC-224

Các mẫu nước lấy về qua quá trình phân tích bằng các phương pháp chuyên môn để xác định các chỉ tiêu lý hóa trong phòng thí nghiệm. Những bước tiến hành này yêu cầu các bạn sinh viên tinh thần làm việc nghiêm túc, tập trung cao độ và thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn của các thầy cô hướng dẫn.

Hình 4 d8 qlmt.png

Hình 4. Xác định hàm lượng HCO3

Hình 5 d8qlmt.png

Hình 5. Mầu của mẫu xác định hàm lượng COD

Hình 6. Mầu của mẫu xác định hàm lượng Photpho tổng

 

Với những số liệu đo đặc được, các bạn sinh viên tiếp tục tiến hành tính toán, nhận xét và thảo luận kết quả phân tích. Việc lấy mẫu 3 ngày liên tiếp nhưng số liệu chỉ tiêu mỗi ngày lại khác nhau cho thấy ảnh hưởng của tốc độ dòng chảy, thời tiết, tàu bè đi lại tác động tới mẫu. Với bảng kết quả phân tích mẫu nước đã hoàn thành, mỗi bạn sinh viên lại đưa kiến nghị của bản thân.

Qua đợt thực tập được tự làm thí nghiêm, sinh viên thực sự rất khấn khởi và tự tin hơn. Các bạn được học hỏi, tiếp thu thêm về kỹ năng nghề nghiệp thuận lợi cho công việc sau này. Sinh viên được hướng dẫn cách sử dụng các loại thiết bị trong phòng thí nghiệm, pha hóa chất, bảo quản mẫu, trang bị khi tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm… Ngoài ra, sinh viên cũng được nhắc lại nội dung các thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt.

GVHD-D8QLMT