Lịch sử phát triển
Định hướng chung phát triển khoa là đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng, hai hướng chuyên môn lớn gồm công nghệ, kỹ thuật năng lượng tại các nguồn phát và các vấn đề công nghệ kỹ thuật năng lượng tại nhu cầu phụ tải. Các hướng nghiên cứu lớn gồm :
Các nguồn năng lượng truyền thống (Nhà máy nhiệt điện với nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí) ; Các nguồn năng lượng mới như điện gió, mặt trời, thủy điện nhỏ, sinh khối ; Các vấn đề công nghệ, quản lý sử dụng hiệu quả nhu cầu năng lượng của phụ tải (tải nhiệt, tải điện); Tích hợp hiệu quả các nguồn năng lượng khác nhau vào hệ thống ; và nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của quá trình phát triển năng lượng nói riêng và công nghệ, quản lý môi trường nói chung.
1. Giới thiệu về Khoa Công nghệ Năng lượng
Khoa Công nghệ Năng lượng là một trong những khoa quản lý nhiều chuyên ngành của trường Đại học Điện lực. Khoa Công nghệ Năng lượng được giao nhiệm vụ Đào tạo sinh viên chuyên ngành Năng lượng, Môi trường. Đến thời điểm hiện nay khoa Công nghệ Năng lượng đã và đang đào tạo: 13 lớp chuyên ngành Nhiệt điện (từ D2-Nhiệt đến D14 Nhiệt), 08 lớp chuyên ngành Điện lạnh ( từ D7-Điện lạnh đến D14 Điện lanh), 05 lớp chuyên ngành Môi trường ( từ D7- QL Môi trường đến D11- QL Môi trường) và từ năm học 2015, khoa bắt đầu tuyển sinh 01 lớp hệ đại học chuyên ngành Năng lượng tái tạo (D10- Năng lượng tái tạo). Ngoài ra, hiện khoa đang đào tạo 01 lớp Thạc sỹ và 01 lớp Tiến sỹ Kỹ thuật Năng lượng.
Hiện nay Khoa có 05 nhóm chuyên ngành thuộc hai nhóm chuyên môn lớn là: Nhóm thứ nhất gồm chuyên ngành Nhiệt điện, Điện lạnh; Nhóm thứ hai gồm: Năng lượng tái tạo và Quản lý môi trường công nghiệp và đô thị, Công nghệ môi trường và sản xuất năng lượng. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của khoa là 22 người, trong đó có 02 PGS TS, 05 TS và 05 NCS, các giảng viên còn lại, hầu hết có trình độ thạc sĩ.
Các cán bộ giảng dạy của khoa đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công thương, cấp EVN, cấp trường; nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo đã được xuất bản và được đưa vào giảng dạy, nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khoa học được công bố ở hội thảo quốc tế, các tạp chí quốc tế có chỉ số SCI.
Ngay từ ngày đầu thành lập, trường đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho việc Đào tạo của khoa nhằm xây dựng Khoa trở thành một trong những khoa mạnh của Việt Nam về Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật năng lượng.
Khoa Công nghệ Năng lượng được trang bị 03 phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm Nhiệt động học, Phòng thí nghiệm Cơ học chất lỏng, Phòng thí nghiệm Điện lạnh.
Với các thành tích đạt được khoa đã được Bộ Công thương và EVN tặng bằng khen. Nhiều giảng viên của khoa đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, cấp cơ sở. Trong 10 năm năm liên tục, khoa Công nghệ năng lượng đạt danh hiệu đơn vị Lao động tiên tiến xuất sắc.
2. Nhiệm vụ chung Khoa Công nghệ Năng lượng
Nhiệm vụ chính hiện nay của khoa gồm :
Công việc chung : Thực hiện nhiệm vụ Ban giám hiệu giao.
Định hướng chung phát triển khoa là đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng, hai hướng chuyên môn lớn gồm công nghệ, kỹ thuật năng lượng tại các nguồn phát và các vấn đề công nghệ kỹ thuật năng lượng tại nhu cầu phụ tải. Các hướng nghiên cứu lớn gồm : Các nguồn năng lượng truyền thống (Nhà máy nhiệt điện với nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí) ; Các nguồn năng lượng mới như điện gió, mặt trời, thủy điện nhỏ, sinh khối ; Các vấn đề công nghệ, quản lý sử dụng hiệu quả nhu cầu năng lượng của phụ tải (tải nhiệt, tải điện); Tích hợp hiệu quả các nguồn năng lượng khác nhau vào hệ thống ; và nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của quá trình phát triển năng lượng nói riêng và công nghệ, quản lý môi trường nói chung.
Về đào tạo : Quản lý phục vụ đào tạo 01 lớp thạc sỹ Kỹ thuật năng lượng, 14 lớp đại học chính quy, 6 lớp cao đẳng.
Về nghiên cứu : Khoa đã và đang thực hiện 22 đề tài các cấp (từ 2005 đến nay), trong đó rất nhiều đề tài đạt kết quả tốt.
Các hướng nghiên cứu lớn :
- Công nghệ, kỹ thuật các nguồn năng lượng truyền thống (nhà máy nhiệt điện với nhiên liệu hóa thạch, nhà máy thủy điện công suất lớn)
- Công nghệ, kỹ thuật, chính sách các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời, sinh khối, thủy điện nhỏ, …
- Công nghệ và quản lý sử dụng hiệu quả nhu cầu năng lượng của phụ tải
- Tích hợp hiệu quả các nguồn năng lượng khác nhau vào hệ thống
- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của quá trình phát triển năng lượng nói riêng và công nghệ, quản lý môi trường nói chung.
- Khoa Công nghệ năng lượng-